| | | | | | | Copy of Washington Post Health Full RSS | | | | | | | | | | | | | | | | Các thí sinh vô tình để lộ kết quả vòng Đối đầu The Voice Việt Nam, Phải chăng sự bảo mật của chương trình đang có vấn đề? Những ngày vừa qua, dường như sức hút của The Voice với khán giả ngày càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Không quá khó khăn để “đánh bại” hai cuộc thi song song Vietnam Idol hay Sao Mai Điểm Hẹn, The Voice nghiễm nhiên trở thành chương trình hút lượt xem cao nhất trên sóng truyền hình. Sẽ chẳng có gì ngạc nhiên khi ngay trong những ngày ghi hình đầu tiên của vòng Đối đầu, hàng ngàn khán giả đổ về Nhà thi đấu Nguyễn Du (TP.HCM) để xem The Voice. Khoan chưa bàn đến công tác bảo vệ lỏng lẻo, việc phát vé cho khán giả chưa ổn định, có lẽ việc nhức nhối nhiều hơn lại chính là công tác bảo mật của chương trình. "The Voice" là chương trình tìm kiếm những giọng hát xuất sắc xuất phát từ phiên bản "The Voice of Holland" (Hà Lan), đến với phiên bản Việt Nam – Giọng hát Việt vẫn giữ nguyên format chương trình theo các phiên bản Quốc tế. Cũng giống như vòng Giấu măt, đến với vòng Đối đầu các thí sinh và Huấn luyện viên sẽ phải ghi hình trước khi lên sóng. Chính vì vậy tính bảo mật của chương trình càng được đề cao. Sân khấu vòng Đối đầu – The Voice bị lộ lan tràn trên mạng Theo đúng như những yêu cầu của BTC chương trình, tất cả các thí sinh của từng đội hay bất cứ ai có mặt trong địa điểm ghi hình The Voice đều phải ký kết hợp đồng hoặc cam kết bảo mật thông tin, tuyệt đối không để lộ hình ảnh cũng như nội dung, kết quả ra bên ngoài. Trong bất cứ một cuộc thi nào đều phải có người thắng, người thua, đó là điều tất yếu, không thể tránh khỏi. Dĩ nhiên, những khán giả nào đi xem ghi hình thì cũng sẽ có những cảm xúc khác nhau dành cho thí sinh họ yêu mến, và việc họ gửi những lời chúc mừng hay chia buồn rầm rộ trên facebook cá nhân của thí sinh thì càng khó có thể tránh được. Cũng vì điều này, vô tình kết quả vòng Đối đầu của The Voice đã bị rò rỉ ra bên ngoài, ảnh hưởng không ít đến tâm lý cũng như sự chú ý của khán giả truyền hình dành cho cuộc thi khi mà ngày 19/8 tới đây, tập 1 của vòng Đối đầu mới chính thức lên sóng. Lỗi bảo mật này thuộc trách nhiệm của ai? Nói gì thì nói, chúng ta không thể đổ hết việc rò rỉ kết quả cuộc thi lên BTC chương trình, bởi họ cũng đã cố gắng hết sức, yêu cầu từng người phải ký kết hợp đồng bảo mật thông tin hay việc đã có sự chuẩn bị gắt gao về việc cấm tất cả các thiết bị thu phát hình ảnh để đảm bảo không có hình ảnh nào của thí sinh, giám khảo bị đăng tải lại trên các phương tiện truyền thông. Nếu vi phạm, bị phát hiện sẽ phạt ở một mức giá khá cao lên đến 1000USD. Câu trả lời có lẽ đang nằm ở trách nhiệm của khán giả, điều này rất hiếm xảy ra ở các phiên bản trước đây tại các quốc gia khác. Hot Blog Robbey cũng là thí sinh của vòng Giấu mặt – chia sẻ những cảm xúc sau khi xem xong buổi ghi hình vòng Đối đầu Rất nhiều lời chúc mừng của cư dân mạng dành cho một thí sinh… Thí sinh Bảo Anh úp mở về chuyện mình có được đi tiếp hay không??? Và cũng có những lời động viên, an ủi với những thí sinh phải nói lời chia tay The Voice Kết thúc vòng Đối đầu mỗi HLV sẽ chọn ra 7 thí sinh từ 14 thí sinh xuất sắc nhất nên cuộc chiến này hứa hẹn sẽ rất khốc liệt và cân não. Vòng Đối đầu sẽ có 4 tập và được phát sóng vào lúc 21h các ngày 19/8, 26/8, 9/9 và 16/9 trên VTV3. Team Hồ Ngọc Hà Team Thu Minh Team Đàm Vĩnh Hưng Team Trần Lập Đón xem kết quả Vòng đối đầu của chương trình The Voice Viet Nam tại website: http://gionghatviet.org Theo: afamily Tim` kiem':The post Các thí sinh vô tình để lộ kết quả vòng Đối đầu The Voice Việt Nam appeared first on Giong hat viet, giọng hát việt, the voice viet nam 2012. | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | Chỉ sau 4 tập đầu phát sóng, Giọng hát Việt đã nhanh chóng trở thành "hiện tượng" và trở thành chủ đề được bàn luận sôi nổi nhất trong cộng đồng mạng. Bất kỳ thông tin, hình ảnh, video clip nào về The Voice Việt Nam cũng đều được khán giả quan tâm, thậm chí hàng ngàn bạn trẻ đã không ngại đội mưa, chen lấn, xô đẩy và chờ đợi hàng tiếng đồng hồ chỉ để được vào xem trực tiếp vòng Đối đầu – một điều chưa từng thấy ở bất cứ gameshow thực tế nào trước đó. Lý do nào khiến Giọng hát Việt thành công và tạo nên cơn sốt như thế? Ảnh hưởng từ The Voice quốc tế Trên thế giới, The Voice đang là chương trình rất thành công khi trở thành đối thủ cực mạnh, thậm chí lượng rating ổn định và được người xem đón nhận hơn cả Amrerican Idol và X Factor. Sự thành công của The Voice tại Mỹ, Hàn Quốc cũng là một trong những yếu tố khiến khán giả háo hức chờ đợi và có quyền đặt hy vọng vào Giọng hát Việt. Bộ tứ quyền lực của The Voice phiên bản Mỹ Không chỉ mang nhiều yếu tố mới lạ ở format chương trình khiến mức độ cạnh tranh ngày càng tăng, chưa kể mức độ tương tác giữa HLV và các thí sinh cũng cao hơn nhiều khi họ là người theo sát và nắm rõ điểm mạnh, yếu của "học trò cưng" chứ không chỉ đơn thuần là ngồi trên hàng ghế giám khảo nhận xét. Và điểm đặc biệt gây được cảm tình với khán giả là chất lượng thí sinh của The Voice đồng đều hơn, không cần dùng bất kỳ scandal, chiêu trò lố lăng để tăng tính giải trí và thu hút người xem như một số chương trình khác. Chưa kể việc HLV phải quay ghế về phía khán giả để nghe thí sinh hát và chỉ chú tâm vào giọng hát cũng là điểm thú vị khiến khán giả thích thú. Nhất là khi showbiz Việt đang xuất hiện đầy rẫy những giọng ca thường thường bậc trung, thậm chí… không có giọng hát, nhưng vẫn có thể nổi tiếng và đi lên bằng… ngoại hình. Giọng hát Việt một mình độc tôn mùa… ế show Tại thời điểm này, có thể nói The Voice Viet Nam gần như không có đối thủ và một mình độc tôn tại các chương trình truyền hình thực tế. Phát sóng vào thời điểm không có bất kỳ show nào cạnh tranh, hiển nhiên người xem sẽ tập trung dồn mọi sự chú ý vào chương trình được phát sóng duy nhất tại thời điểm đó. Tại thời điểm này, The Voice đang là gameshow độc tôn trên truyền hình Nếu như Sao Mai Điểm Hẹn đã quá cũ và đang trở nên nhàm chán trong mắt người xem sau nhiều mùa diễn ra nhưng không có sự đổi mới. Thì 2 chương trình được mua bản quyền nước ngoài là Việt Nam Idol, So you think you candance cũng chỉ mới rục rịch khởi động các vòng thi sơ tuyển và chưa chính thức lên sóng. Nhiều người kỳ vọng The Voice sẽ thực sự làm nên chuyện, thậm chí sẽ vượt qua cả đối thủ Việt Nam Idol khi chương trình này trên thế giới rating đang ngày một giảm sút, diễn ra dài kỳ nhưng format vẫn giữ nguyên như những mùa cũ,… nhưng có lẽ không nên đánh giá mức độ thành công vội vàng như thế về 2 chương trình này. Chẳng phải Việt Nam Idol năm ngoái đã trở thành một trong những gameshow thực tế hot nhất 2011? Hàng triệu khán giả không thể rời mắt khỏi màn hình tivi và từ khóa “VN Idol”, “Uyên Linh”,… bỗng nổi lên như một hiện tượng, đi đến bất cứ đâu cũng được nhắc đến. Chưa kể sự góp mặt của Mỹ Tâm cùng 2 giám khảo Nguyễn Quang Dũng, Quốc Trung cũng đã tạo rất nhiều sự chú ý và nhiều người trông đợi cả 3 sẽ làm nên chuyện, cũng như tạo được sức hút không kém 4 vị HLV của The Voice.Nhất là khi VN Idol chính thức được lên sóng và cạnh tranh trực tiếp với Giọng hát Việt. Yếu tố nổi tiếng Đàm Vĩnh Hưng, Hồ Ngọc Hà, Thu Minh – Họ không chỉ là 3 cái tên đang rất nổi tiếng trong làng nhạc, họ cũng là một trong số những nghệ sĩ biết cách giữ chân khán giả và đảm bảo doanh thu cho các chương trình ca nhạc, phòng trà lớn nhỏ. Riêng với Trần Lập, tuy không nổi tiếng và "quyền lực" bằng 3 HLV còn lại nhưng anh lại là một trong những gương mặt tiêu biểu của dòng nhạc Rock. Nhắc tới Rock Việt, người ta sẽ nhớ ngay đến Bức Tường, và nhắc đến Bức Tường, chắc chắn không thể thiếu được Trần Lập. Yếu tố nổi tiếng của 4 HLV là một những điểm tạo được sự chú ý cho Giọng hát Việt Ngay từ đầu, The Vocie đã tạo được rất nhiều sự chú ý khi lựa chọn toàn những tên tuổi "nặng ký" nhất ngồi trên hàng ghế nóng. Chưa kể được nhìn ngắm 4 HLV quyền lực đua nhau tranh luận, đấu khẩu nảy lửa để giành dựt thí sinh về tay mình cũng là một rất thú vị chưa từng có ở các gameshow khác. Chưa kể 4 con người với 4 cá tính khác nhau, nếu Trần Lập là mẫu người điềm đạm, "hiền lành" nhất trong số HLV, thì Mr. Đàm lại cực kỳ… quái chiêu khi liên tục bày trò gây cười khi ngồi trên ghế nóng. Trong khi đó, Hà Hồ lại thu hút bằng chính sự khéo léo, những câu nhận xét thông minh lấy lòng thí sinh lẫn khán giả, còn Thu Minh tuy không khéo như Hà Hồ, nhưng trong từng hành động, lời nói của chị đều đầy ắp sự chân thành. Mỗi gameshow thực tế đều có những điểm thu hút riêng, vì vậy sẽ rất khập khiếng nếu đem so sánh tất cả với nhau. Mặc dù vậy, nhiều khán giả vẫn hy vọng The Voice sẽ tiếp tục phát huy đúng hướng và tạo nên sự phấn khích cho người xem giống những phiên bản quốc tế. Sau Hàn Quốc, Việt Nam là nước thứ 2 tại Châu Á được phép cấp bản quyền gameshow The Voice Chỉ tính riêng Hàn Quốc, The Voice đã bức phá vượt qua tất cả gameshow thực tế khác để trở thành cú hích đầu tiên, vì vậy, nhiều người kỳ vọng Giọng hát Việt cũng sẽ làm nên chuyện khi là nước thứ 2 tại Châu Á được phép cấp bản quyền gameshow The Voice. Đón xem những thông tin nóng nhất, hình ảnh video được cập nhật liên tục tại website: http://gionghatviet.org Theo:khampha Tim` kiem':The post Điều gì tạo nên “hiện tượng” The Voice Việt Nam appeared first on Giong hat viet, giọng hát việt, the voice viet nam 2012. | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | Vòng Giấu mặt của cuộc thi Giọng hát Việt vừa khép lại. Trong tập cuối cùng phát sóng tối 29-7, sự thành công của các thí sinh hát tiếng nước ngoài lên tới đỉnh điểm với tiết mục được cả bốn giám khảo lựa chọn của Tiêu Châu Như Quỳnh (giải nhất Ngôi sao tiếng hát truyền hình 2009). Bùi Anh Tuấn – giải nhất Ngôi sao tiếng hát truyền hình 2011, một trong số ít ỏi thí sinh thành công với tiếng Việt tại Giọng hát Việt. Hát xong I will survive đầy cảm xúc, cháu gái của ca sĩ Lam Trường khóc mà huấn luyện viên Hồ Ngọc Hà cũng khóc. Cùng thời điểm, ở tư gia của Giáng Son, nữ nhạc sĩ kể chị rủ ông xã người Mỹ xem tập 4 của chương trình Giọng hát Việt vì thấy hầu hết thí sinh hát tiếng Anh. Xem được mấy tiết mục, chồng Son – giảng viên ngành tài chính – thốt lên một câu tiếng Anh hơi thô một chút, tạm chuyển ngữ: “Cái kiểu tiếng Anh quái quỷ gì thế này?!”. Ðến tiết mục thứ 6 của một giọng ca đầy nội lực cũng được cả bốn HLV bấm nút và ca ngợi, ông xã Giáng Son được miêu tả là “bỏ chạy”, để lại lời nhận xét: “Tôi không hiểu tẹo nào trong số những gì cô ấy phát âm ra!”. Thật tiếc cho vị khán giả Mỹ đã không vượt qua được rào cản ngôn ngữ để thưởng thức những giọng hát Việt. Còn khán giả Việt Nam thật may mắn vì không rành tiếng Anh nên tha hồ… rớt nước mắt vì sung sướng. Bình thường… giọng hát Việt? Có khi cũng nên cảm ơn luật chơi của Giọng hát Việt đã cho phép người chơi thoải mái lựa chọn bài hát. Kết quả: khoảng 2/3 thí sinh xuất hiện trong vòng Giấu mặt chọn bài hát tiếng Anh. Ðiều này làm lộ ra nhu cầu hát và nghe nhạc tiếng Anh của người Việt là rất lớn? Và chẳng có gì là không tốt khi chúng ta tự giải trí cho nhau bằng một thứ âm nhạc đã phổ cập trên trường quốc tế. Rào cản ngôn ngữ chẳng thành vấn đề vì chúng ta đã có điểm chung: tuyệt đại đa số đều không thạo tiếng Anh. Nhưng cũng có thể việc hát tiếng Anh chẳng qua là định hướng của chương trình. Giám khảo Hồ Ngọc Hà phát biểu: “Thí sinh tham dự Giọng hát Việt lần này dành cho chúng tôi rất nhiều sự ngạc nhiên. Chúng tôi muốn chọn những người trên cả Giọng hát Việt, có thể vươn tầm ra ngoài thế giới.” Tham vọng của chương trình hẳn là rất lớn. Từ Mỹ, Hà Trần đặt câu hỏi: “Hay nhỉ, The Voice Việt toàn hát tiếng Anh. Như thế này là nhạc Việt chán hay là ý thức hội nhập quốc tế của nhân dân tăng vọt?”. Cuộc tọa đàm mini do ca sĩ khởi xướng trên mạng xã hội nhận được khá nhiều ý kiến đáng suy ngẫm. Chẳng hạn “Bây giờ nhạc Việt mà hổng Việt nên nghe nhạc Tây cho sướng tai. Bản thân tôi cũng giã từ nhạc Việt mấy năm nay rồi”. Hoặc “Nghe buồn cười thế nào, giống như The Voice Anh mà hát toàn tiếng Pháp. Hát y như nước ngoài thì được khen, nhưng nếu hát y như nước ngoài thì lên mạng mà xem chính nước ngoài hát chả thích hơn à!”. Vẫn cuộc tọa đàm trên mạng xã hội, có người góp chuyện về ca sĩ trong nước sang Mỹ hát tiếng Anh cho khán giả hải ngoại nghe, khán giả nói: “Nếu muốn nghe tiếng Anh, tôi đã chẳng mua vé xem ca sĩ Việt Nam hát!”. Còn ở trong nước nghe tiếng Việt mãi nhàm rồi, người ta lại muốn có sự “đổi món”?! Thêm một ý kiến: “Cứ để các bạn trẻ hát tiếng Tây thỏa thích đi, cũng là kéo nền văn hóa Việt Nam gần hơn với thế giới, rồi một ngày chán chê các bạn ấy lại quay về với tiếng mẹ đẻ thôi… Quy luật?”. | Tiêu Châu Như Quỳnh trên sân khấu Giọng hát Việt với ca khúc I will survive | Bất thường… giọng hát Hàn? Nếu chúng ta thích và thấy hoàn toàn bình thường với việc hát tiếng Anh, Pháp tại Giọng hát Việt, hẳn chúng ta sẽ thấy thật bất thường khi xem The Voice of Korea (tức Giọng hát Hàn) – một trong hai nước châu Á (cùng Việt Nam) mua bản quyền chương trình tìm kiếm tài năng ca hát này từ Hà Lan. Cuộc thi có những nét Tây hóa như tên chương trình bằng tiếng Anh, hoặc dưới ghế giám khảo vẫn là dòng chữ “I want you” chứ không phải “Tôi chọn bạn” như Giọng hát Việt. Thế nhưng xem một số tập của vòng Giấu mặt thì thấy 99% thí sinh hát tiếng Hàn (còn thiếu 1% là vì có 1-2 bài điểm một đôi câu tiếng Anh trong lời hát). Ðáng lưu ý là xuất phát điểm của thí sinh Hàn. Chỉ riêng trong một tập mà có thí sinh định cư ở Mỹ, thí sinh khác đang du học ở Anh, người thì học nhạc jazz và cổ điển ở Canada, người từng biểu diễn ở liên hoan nhạc jazz quốc tế… Tất cả đều về nước hát tiếng mẹ đẻ, thậm chí chả có bài nào là nhạc ngoại đặt lời Hàn. The Voice Hàn ít tiếng cười và nước mắt hơn The Voice Việt. Giám khảo ít bông đùa hơn và các thí sinh cũng tự tin hơn (thường có màn thí sinh phỏng vấn từng giám khảo để làm căn cứ lựa chọn). Sự nghiêm túc và thực tế của The Voice Hàn thể hiện ngay ở việc thí sinh không hát chơi bằng tiếng nước ngoài mà hát thật bằng chính thứ tiếng mà sau này họ sẽ dùng để xây dựng sự nghiệp trong nước. Bởi thế đừng hỏi vì sao nhạc Hàn tạo thành làn sóng làm chao đảo thế giới, ngay khi các ca sĩ Hàn chưa cần phải hát tiếng Anh. Những tiết mục hát tiếng Anh trong Giọng hát Việt làm cuộc thi càng thiên về tính giải trí tạm thời và nội bộ – nghĩa là chỉ trong nước nghe và sướng với nhau. Bạn xem thí sinh hát tiếng Anh và khoái trong vài phút, nhưng bạn có thể nuôi sống giọng ca đó hát thể loại âm nhạc đó trong bao lâu? Khoảng cách từ chương trình giải trí đến sân khấu chuyên nghiệp vẫn còn rất xa. Trong sân chơi (có ban tổ chức lo mua bản quyền bài hát nước ngoài), thí sinh tha hồ thử sức với nhạc Tây nhưng sẽ có ai trong số đó đủ tài xây dựng sự nghiệp sau này với ca khúc tiếng Anh? Ðến như Hà Trần ở Mỹ tám năm mà thú nhận chẳng dám hát tiếng Anh: “Hồi xưa ở nhà thì còn dám thu đĩa tiếng Anh, giờ nghe lại ngượng chín cả mặt. Nếu thu hồi hết đốt đi được thì đã làm”. Lời hát là một bộ phận không thể thiếu trong tổng thể một ca khúc khi nó được biểu diễn. Chỉ cần ca sĩ hát đầy lưỡi, người nghe đã có thể khó chịu, nữa là phát âm sai. Vì thế để đạt chuẩn âm nhạc chứ chưa nói đến “âm nhạc vươn ra thế giới”, ca sĩ phải nhuần nhuyễn thứ tiếng mình đang hát. Nói về việc lựa chọn ca khúc, Ðinh Hương (24 tuổi, Quảng Trị, thể hiện ca khúc Warwich Avenue và được cả bốn huấn luyện viên chọn) chia sẻ: “Hương tham gia The Voice để tìm câu trả lời cho cá tính âm nhạc cũng như bản thân mình. Với Hương, âm nhạc mang một sứ mệnh cao cả: gắn kết tất cả các nền văn hóa với nhau. Vì vậy bản thân âm nhạc đã là một ngôn ngữ chung, không phân biệt là tiếng nước nào. Tuy nhiên, Hương đam mê và muốn đeo đuổi dòng nhạc soul, blues, R&B tiêu biểu của người Mỹ da màu. Thật đáng tiếc, những ca khúc Việt thể hiện đúng hơi thở của thể loại âm nhạc này lại quá hiếm hoi”. | Chúng ta hay chạy theo phong trào Tôi không thấy có vấn đề gì cả trong việc chọn ngôn ngữ nào (tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn hay tiếng Việt…) để thể hiện khi hát. Chúng ta đều biết rằng âm nhạc vốn không có ranh giới về ngôn ngữ, đã có biết bao nhiêu bài hát đi vào lòng người dù không được hát bằng tiếng của nơi nó được yêu chuộng. Ðã hàng trăm năm nhạc viện và khắp nơi nghe và hát opera bằng tiếng Ý, chả sao cả. Tuy nhiên, ở Việt Nam ta mọi thứ hay bị chạy theo phong trào, như việc tổ chức các cuộc thi tuyển lựa tài năng, giọng hát bỗng dưng đua nhau ra đời nhiều đến nỗi ngán ngẩm. Hay việc ta thấy ngày càng nhiều bạn trẻ có mốt hát tiếng Anh khi tham gia các cuộc thi. Mọi thứ bao giờ cũng nên có sự cân bằng, chừng mực và vừa phải. Thiết nghĩ nhà tổ chức sẽ là người giúp cho việc cân bằng đó tốt nhất. Ðừng để khán giả thấy các cuộc thi lúc thì quá nhiều bài hát ngợi ca mà thiếu tính giải trí, lúc thì toàn giải trí mà thiếu tính nhân văn, lúc thì không hội nhập, lúc lại hội nhập quá thành tan chảy. Nhạc sĩ Đức Trí | Theo Tuổi Trẻ Tim` kiem':The post Thí sinh The Voice hát tiếng Anh liệu có thành danh? appeared first on Giong hat viet, giọng hát việt, the voice viet nam 2012. | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | Liệu đằng sau những màn tung hứng của 4 vị huấn luyện kia có một kịch bản dựng sẵn? The Voice là một chương trình thực tế đang có lượng rating hàng đầu hiện nay. Không phải vô lí mà một công ty truyền thông bỏ tới con số hàng triệu đô để mang về một chương trình chỉ mới đi đến mùa thứ 2 nhưng đã mạnh mẽ đẩy Vietnam Idol ra khỏi vị trí "ông vua rating" suốt 4 năm trở lại đây. Khi tên 4 huấn luyện viên xuất hiện, tranh cãi đã nổ ra quyết liệt ngay trên trang chủ của Giọng hát Việt. Nhưng thành công đến hiện tại của chương trình, ngoài những dấu vết xếp đặt để dồn lượng thí sinh cân bằng cho các huấn luyện viên trong vòng Giấu mặt, khả năng "diễn xuất" của 4 ca sỹ nổi tiếng cũng góp phần không nhỏ thu hút khán giả đến với The Voice phiên bản Việt. "Diễn xuất" để tăng lượng người xem Cao trào của một cuộc thi đồng nghĩa với nước mắt và những tiếng vỗ tay. Việc biên tập những tiếng vỗ tay nhạt nhẽo và vô vị trong mấy tập đầu nhằm tăng cao trào cho phần trình diễn của thí sinh đã không ít lần làm người xem cảm thấy bị gượng. Cùng với đó, việc xuất hiện quá đà của những màn khóc lóc, từ thí sinh đến huấn luyện viên đã làm The Voice trở thành chiến trận "bi thảm" quá đà ở ngay vòng đầu. Trong phần trình diễn ở đêm thứ 4 của Tiêu Châu Như Quỳnh, khi thí sinh này oà khóc sau khi kết thúc phần trình diễn. Hồ Ngọc Hà cũng bắt đầu rơi nước mắt nhưng ngay sau đó, cô lạnh lùng đưa ra một câu nhận xét một cách quá lí trí: "Hà là như vậy, không thể giấu cảm xúc thật của mình, dù biết lên hình sẽ không đẹp, nhưng thà không đẹp để giữ được cảm xúc thật còn hơn". Fan của Hồ Ngọc Hà có mặt tại sân khấu Nguyễn Du đương nhiên được dịp "điên loạn" gào thét tên thần tượng. Nếu nhìn các phiên bản đã thành công trên thế giới như tại Mỹ, Anh, Hàn Quốc, có rất ít thí sinh thực sự tạo được động lực khiến cả 4 giám khảo quay lại, đấy là chưa nói đến mặt bằng xuất sắc ở thí sinh các nước này, họ không thiếu ca sỹ được đào tạo bài bản, có tố chất tốt, nhưng chưa gặp may mắn với sân khấu chính thức. Thế nhưng tại The Voice phiên bản Việt, đêm nào vòng Giấu mặt cũng có ít nhất 2 thí sinh khiến cả 4 giám khảo cùng nhấn nút quay lại, điều này được hiểu như một sự sắp xếp diễn xuất ngầm đến từ ban tổ chức, để chứng minh đây là cuộc thi "khủng", thí sinh chất lượng đến mức các giám khảo cũng không "cầm nổi lòng". Đương nhiên việc quay lại đồng nghĩa với những lời khen, ngoại trừ Hồ Ngọc Hà nhận xét một cách tương đối thẳng thắn, đa số các huấn luyện viên đều "khen lấy khen để" nhằm đưa thí sinh về đội mình bất chấp "chiêu trò, thủ đoạn". Sự sắp xếp này tạo một mặt bằng khiến khán giả nhìn vào và nghĩ, The Voice phiên bản Việt toàn người hát hay, toàn xuất chúng, trong khi trên thực tế, yếu tố lạ mới làm người ta choáng ngợp. Vấn đề vẫn luôn nằm ở việc "thống nhất ngầm" giữa các huấn luyện viên để cuộc thi trở nên hấp dẫn "ảo". Luôn lấy quyền lực ra thu hút thí sinh Mặt khác, các huấn luyện viên cũng tìm đủ mọi cách lôi kéo thí sinh về với đội mình theo cùng một bài bản nhàm chán và sáo rỗng, bản thân người nghe cũng sẽ thấy vô lí và kịch. Huấn luyện viên Đàm Vĩnh Hưng liên tục đưa ra lời hứa hẹn về một tương lai sáng lạn, được đi cùng tour diễn hoặc cùng anh sát cánh trong các dự án cá nhân, được làm "gà" của công ty Tiếng Hát Việt của anh, hay như sẽ được Mr. Đàm dùng quyền lực để bảo vệ. Chưa biết quyền lực của Mr. Đàm thuộc dạng "khủng" ra sao, nhưng chắc chắn, anh không đủ sức đưa cả 14 cái tên đến với sân khấu âm nhạc trong tương lai. Người nghe cũng ngầm hiểu ngay rằng, những lời nói của Đàm Vĩnh Hưng cũng chỉ có mục đích lôi kéo nhất thời, chứ chẳng còn nhiều giá trị nếu thí sinh đó bị loại. Ngược lại với Đàm Vĩnh Hưng, Trần Lập, người vốn được coi là tượng đài rock đời đầu của Việt Nam, luôn tìm cách lấy vẻ nam tính của anh để "nói ít" và đưa ra những nhận xét nhạt nhẽo hết lần này đến lần khác. Câu cửa miệng của Trần Lập luôn là "anh không có gì để nhận xét về phần trình diễn của em" hoặc "tôi cần có em trong đội Trần Lập". Không khó để nhận ra ảnh hưởng của 3 huấn luyện viên còn lại lên Trần Lập, họ đều là ca sỹ thành danh tại Hồ Chí Minh, đi cùng dòng nhạc giải trí, Pop, RnB, là bạn thân với nhau trong nghề và đều có quyền lực tại khu vực âm nhạc miền Nam. Những điều đối lập này khiến cho Trần Lập một mình một kiểu trong The Voice Việt, đa số thí sinh Trần Lập chọn bị một màu và ít đa dạng, cộng thêm việc ê kíp Trần Lập có ca sỹ Siu Black, vì vậy, không có nhiều hy vọng vào sự hấp dẫn của đội Trần Lập trong vòng Đối đầu sắp tới. Việc Đàm Vĩnh Hưng, Thu Minh, Hồ Ngọc Hà thân thiết với nhau là không phải bàn, họ vừa là bạn thân, vừa là bạn diễn trên sân khấu, thế nhưng một số màn tung hứng quá đà sẽ khiến khán giả cảm thấy gượng gạo và nguyên nhân, chắc chắn là cách diễn quá đà của các huấn luyện viên. Những tiết mục như tranh cãi quá gay gắt, rồi lại quay ra "nâng váy" cho nhau giữa Mr. Đàm và Thu Minh, hay như tình huống đấu khẩu giữa người có con rồi và chưa có con của Thu Minh và Hồ Ngọc Hà. Rõ ràng nếu ai đã thấy mối quan hệ của họ trong nghề thì biết ngay, họ đang diễn nội trong thời gian phát sóng chương trình. Trước The Voice Việt, The Voice Hàn cũng rất thành công, là chương trình đạt tỉ suất cao trên Mnet, nhưng các huấn luyện viên rất từ tốn, họ không tranh cãi, không to tiếng, không gay gắt và cũng không có cao trào kiểu "giả tạo". Giám khảo của họ cũng không tuyệt đối khen thí sinh mà sẵn sàng chê và đưa ra quan điểm lựa chọn rõ ràng, thí sinh đã không ít lần "bẽ bàng" vì những lời thẳng thắng của các huấn luyện viên như Baek Ji Young hay Shin Seung Hoon. Lời kết The Voice Việt đang thiếu điều đó, nếu sự diễn xuất tạo thành mặt bằng khiến thí sinh lầm tưởng về khả năng của họ và lực đẩy của chương trình, đối tượng chịu đau đớn đầu tiên sẽ chính là họ. Các huấn luyện viên dù sao cũng vẫn là ca sĩ, họ có sự nghiệp riêng và được mời vào chương trình với yếu tố chính thu hút khán giả. Vì vậy, người ta vẫn luôn đặt ra câu hỏi về sự thành công của các thí sinh sau chương trình này. Theo: xaluan The post Liệu The Voice Việt Nam có phải là một màn kịch hoàn hảo? appeared first on Giong hat viet, giọng hát việt, the voice viet nam 2012. | | | | | | | | | | | | | |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét